Cách đánh đàn piano – bí quyết cho người mới bắt đầu

Nhiều người muốn học đánh đàn piano nhưng lại cảm thấy nản lòng vì sợ phải dành hàng giờ đồng hồ để học các nốt nhạc. Học piano đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn, nhưng không hề nhàm chán và bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian mới tự chơi được. Chỉ cần tuân thủ bảy bước cơ bản dưới đây, bạn sẽ thấy mình đang chơi những giai điệu đầu tiên một cách tự nhiên trong thời gian ngắn nhất.

cach danh dan piano

1. Cấu tạo và cách thức hoạt động của đàn piano

Hiểu về nhạc cụ sẽ giúp bạn biết cách đánh đàn piano nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hãy làm quen với cấu tạo của piano và cách nó phát ra âm thanh.

1.1. Đàn piano cơ

Cấu tạo:

Đàn piano cơ bao gồm các bộ phận chính: bàn phím (keyboard), dây đàn (strings), búa đàn (hammers), cơ chế điều khiển búa đập (action), bảng cộng hưởng (soundboard).

Cách tạo ra âm thanh:

– Khi một phím trên bàn phím được gõ, cơ chế bên trong piano sẽ hoạt động để búa đập nhanh chóng đập vào dây đàn tương ứng. Dây đàn khi đó sẽ rung lên.

– Âm thanh được tạo ra từ sự rung động của dây đàn. Sự rung động này được truyền qua ngựa đàn (bridge) và sau đó tới bảng cộng hưởng (soundboard).

– Âm thanh sau khi được cộng hưởng sẽ được phát ra qua mặt trước và các lỗ thoát âm của piano, tạo ra những âm sắc phong phú mà chúng ta nghe được.

1.2. Đàn piano điện

Cấu tạo:

Thay vì sử dụng dây đàn và búa đập để tạo ra âm thanh như piano cơ, piano điện sử dụng các mẫu âm thanh được ghi lại từ piano cơ và công nghệ tạo âm kỹ thuật số. Piano điện bao gồm các bộ phận như: bàn phím, mạch điện tử và cảm biến, bộ xử lý âm thanh, hệ thống loa, cổng kết nối.

Cách tạo ra âm thanh

– Khi một phím được nhấn, cảm biến dưới phím đó phát hiện lực nhấn và gửi tín hiệu đến bộ xử lý âm thanh.

– Bộ xử lý sẽ lựa chọn một mẫu âm thanh tương ứng từ bộ nhớ, dựa trên lực nhấn và tốc độ nhấn của bạn. Mẫu âm thanh này được ghi lại từ trước, thường là từ các cây đàn piano cơ chất lượng cao.

– Âm thanh sau khi xử lý sẽ được chuyển tới hệ thống loa và phát ra. Âm lượng và âm sắc có thể được điều chỉnh thông qua bộ xử lý, tạo ra một loạt hiệu ứng âm thanh khác nhau.

– Piano điện cũng cho phép bạn chọn lựa giữa nhiều loại âm sắc khác nhau, từ piano cổ điển đến đàn organ, đàn dây, và nhiều nhạc cụ khác, nhờ vào bộ nhớ lưu trữ các mẫu âm thanh đa dạng.

2. 8 bước để học cách chơi piano nhanh chóng, hiệu quả

Bước 1: Chuẩn bị trước khi học

Trước khi bắt đầu học đàn piano, việc đầu tiên bạn cần làm là chọn nhạc cụ phù hợp. Đàn piano cơ và và piano điện là hai loại phổ biến nhất hiện nay. Cần cân nhắc giữa mục đích sử dụng, không gian đặt đàn, ngân sách đầu từ để có thể chọn được loại piano tương thích.

Piano cơ cho âm thanh tự nhiên phong phú, vang dội nhưng có kích thước lớn, chiếm nhiều không gian. Piano điện nhỏ gọn, tiết kiệm không gian, tích hợp nhiều tính năng hữu ích, hỗ trợ học tập dành cho người mới bắt đầu.
Tiếp theo, bạn cần chọn nơi yên tĩnh để luyện tập, nơi bạn có thể tập trung mà không bị phân tâm bởi những yếu tố bên ngoài.

Bước 2: Làm quen với các nốt nhạc

Ban đầu, các nốt nhạc có vẻ khó hiểu giống như lần đầu bạn học bảng chữ cái. Nhưng đừng lo, chỉ cần bạn cố gắng và thực hành thường xuyên, bạn sẽ đọc được nốt nhạc một cách dễ dàng. Các nốt nhạc chính là nền tảng cơ bản của âm nhạc, giống như ABC với việc đọc viết. Bằng cách luyện tập thường xuyên, bạn sẽ nhìn và đọc nốt nhạc một cách nhanh chóng.

Chúng ta sẽ bắt đầu với bài hát quen thuộc: Do-Re-Mi-Fa-Sol-La-Si-Do. Chắc chắn bạn biết bài này? Hãy hát to lên. Các nốt nhạc được ký hiệu bởi các chữ cái A-B-C-D-E-F-G. Bài hát này sẽ giúp bạn làm quen với độ cao của các nốt nhạc và cách nhận biết các phím đàn.

Bây giờ, hãy nhìn vào hình ảnh các nốt nhạc trên bản nhạc dưới đây.

cac not nhac

Nốt nhạc ở giữa là Middle C. Hãy tìm vị trí ở giữa piano của bạn, và chúng ta sẽ tìm Middle C và học cách nhận biết các phím đàn.

Một mẹo nhỏ: Các nốt nhạc trên khu vực Treble Clef (phần trên) có độ cao cao hơn so với các nốt ở Bass Clef (phần dưới). Các nốt Treble Clef thường được chơi bằng tay phải và nằm bên phải Middle C (trừ khi bản nhạc yêu cầu khác).

Bước 3: Làm quen với các phím đàn Piano

Các phím đen trên đàn piano sử dụng để chơi các nốt nhạc được gọi là nốt thăng (#) và nốt giáng (b), chúng xuất hiện theo nhóm gồm 2 hoặc 3 phím. Hãy tìm bộ 5 phím đen (một nhóm 3 phím và một nhóm 2 phím) ở giữa piano của bạn.

cac phim den va trang tren dan piano

Middle C là phím trắng nằm bên trái của hai phím đen ở giữa cây đàn. Đặt ngón 1 (ngón cái phải) của bạn lên Middle C. Nếu bạn di chuyển lên xuống dọc theo cây đàn, bạn sẽ nhận thấy rằng phím trắng ngay bên trái của bất kỳ nhóm 2 phím đen nào cũng là một nốt C.

Bước 4: Chơi giai điệu Do-Re-Mi

Bây giờ, hãy nhìn vào sơ đồ dưới đây và thử vui vẻ chơi giai điệu này. Hãy nhớ rằng bạn bắt đầu từ Middle C, và có thể di chuyển lên xuống dọc theo đàn piano để làm quen với các phím đàn.

choi giai dieu do re mi

Bước 5: Nâng cao một chút

Bây giờ, chúng ta hãy làm cho bài học thêm phần thú vị bằng cách thử chơi một bản nhạc dễ khác – Jingle Bells. Hãy nghiên cứu sơ đồ hiển thị các phím đàn và bản nhạc. Ký hiệu 4/4 ở bên trái của khóa nhạc nghĩa là mỗi nhịp/phách cần có bốn nhịp đập – 1 và 2 và 3 và 4 và. Tiếp tục sang bước tiếp theo để học cách đếm từng nốt nhạc trên bản nhạc.

luyen not nhac nang cao

Bước 6: Các nốt nhạc và Timing

Mỗi nốt nhạc cho biết bạn cần giữ phím bao lâu (bạn nên giữ phím như thế nào). Có ba loại nốt nhạc được sử dụng trong bản nhạc nhưng thực tế có nhiều loại khác (bạn có thể tìm hiểu thêm). Hãy xác định từng loại nốt nhạc một và đọc thông tin dưới đây để biết số lần đếm dành cho từng loại.

Nốt nguyên – Bốn nhịp (1 và – 2 và – 3 và – 4 và).

Nốt nửa – Hai nhịp (1 và 2 và).

Nốt phân – Một nhịp (1 và).

cac not nhac va timing

Bước 7: Kết nối các nốt nhạc

Nhịp đầu tiên của bản nhạc có ba nốt E. Hai nốt là nốt phân và một nốt là nốt nửa. Hãy chơi các nốt này cho đến khi bạn nắm vững, sau đó chuyển sang các nhịp khác cho đến khi bạn có thể chơi chúng liên tiếp.

ket noi cac not nhac

Bước 8: Ôn lại và luyện tập

Hãy ôn lại từ bước 2 đến bước 7 và tiếp tục luyện tập cho đến khi bạn có thể chơi được bài Jingle Bells. Khi bạn tự tin rằng mình đã học được các phím đàn và các nốt nhạc, bạn có thể chơi các bài hát khác mà thậm chí cần sử dụng cả hai tay.

3. Kết luận

Học đánh đàn piano là một hành trình thú vị và đầy thách thức, đòi hỏi sự kiên nhẫn, đam mê và luyện tập không ngừng. Hy vọng, những bí quyết chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến bộ và phát triển kỹ năng đánh đàn của mình.

Mọi thắc mắc về bài viết, xin vui lòng liên hệ Việt Thanh Music Center qua số điện thoại 0909046613 – 0938809307 – 0903864264 để được hỗ trợ nhanh nhất.