8 mẹo hay tạo động lực học chơi piano cho trẻ
Việc học chơi piano không chỉ giúp trẻ em phát triển kỹ năng âm nhạc mà còn mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển trí não, tăng cường khả năng tập trung. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc học chơi piano cũng dễ dàng đối với trẻ.
Mặc dù, bạn đã chọn một chiếc đàn piano tuyệt vời, thuê một giáo viên dạy đàn giỏi và mua cho con bạn nhiều sách để học chơi đàn piano. Nhưng vẫn thiếu một thứ là động lực để con bạn chăm chỉ tập luyện. Dù bé rất thích chơi piano, nhưng lại không muốn ngồi xuống tập hàng ngày.
Dưới đây là 8 mẹo hay nhất giúp con bạn tiếp tục tập đàn piano, ngay cả khi chúng cảm thấy thiếu động lực và nhàm chán.
1. Đặt mục tiêu phù hợp với thực tế
Để giúp con bạn thấy hứng thú hơn với việc tập đàn piano, một trong những điều quan trọng nhất là đặt ra những mục tiêu phù hợp với khả năng của con. Ví dụ, một bé 6 tuổi thường chỉ có thể tập trung trong khoảng 10 phút mỗi lần tập luyện. Nếu ép bé tập lâu hơn, bé có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất hứng thú. Ở lứa tuổi lớn hơn một chút, nên nghỉ ngơi một ngày trong tuần.
Việc bạn cần làm là trò chuyện với giáo viên dạy đàn của con để đảm bảo cả hai có cùng suy nghĩ về các mục tiêu này và sẵn sàng điều chỉnh phù hợp khi cần.
Bằng cách thảo luận và thiết lập những kỳ vọng thực tế với con bạn, bạn không chỉ giúp bé có được một hướng đi rõ ràng mà còn khiến bé cảm thấy được hỗ trợ và hiểu rằng mình không cần phải hoàn hảo ngay từ bước đầu.
2. Thiết lập một thói quen tập luyện đều đặn cho trẻ
Để giúp con bạn có thể tiếp cận việc học đàn piano một cách dễ dàng và hiệu quả, bạn nên tạo một lịch trình tập luyện cố định hằng ngày cho trẻ. Giống như việc bạn xây dựng thói quen ăn uống hay ngủ đúng giờ, một khi thói quen đã thành, việc học chơi piano sẽ trở nên tự nhiên.
Bạn có thể chọn thời gian sau giờ học làm khung giờ tập luyện chính cho bé, bởi vì lúc này bé vẫn còn trong trạng thái tiếp thu và dễ dàng chuyển sang hoạt động khác. Tuy nhiên, một số bé sau giờ học cần thời gian thư giãn, vậy nên bạn có thể cân nhắc đến việc sắp xếp tập luyện trước hoặc sau bữa tối.
Đối với những bé nhỏ tuổi hãy đảm bảo thời gian mỗi lần tập luyện không quá dài, làm như vậy sẽ giúp bé không cảm thấy mệt mỏi hay chán nản. Một buổi tập ngắn từ 10 đến 15 phút nhưng tập trung sẽ hiệu quả hơn so với một giờ đồng tập luyện chán nản.
Quan trọng là bạn cần kiên nhẫn và linh hoạt trong cách tiếp cận để phù hợp nhất với nhu cầu và tính cách của con bạn.
3. Dành lời khen cho trẻ
Một trong những cách hiệu quả để giúp con bạn tiếp tục hứng thú và tiến bộ trong việc học đàn piano là sử dụng phương pháp khích lệ tích cực. Trẻ em thường phản ứng rất tốt với lời khen. Bạn nên thường xuyên tham gia vào quá trình tập luyện của con một cách tích cực và nhiệt tình, cố gắng đừng chỉ trích hay sửa lỗi quá nhiều khi bé đang tập, vì điều này có thể làm bé có những trải nghiệm tiêu cực và sợ sai.
Hãy cổ vũ cho những tiến bộ, cải thiện và nỗ lực của con bạn. Khi bạn chú ý và khen ngợi những thành tựu của bé, dù là nhỏ nhất, cũng giúp trẻ tự tin và tiếp tục cố gắng hơn nữa.
4. Lựa chọn những bài hát thú vị và phù hợp với trẻ
Để giữ cho việc học đàn piano của con bạn thú vị và hấp dẫn, nên lựa chọn các bài hát mà trẻ yêu thích. Những giáo viên dạy đàn piano có kinh nghiệm sẽ chọn một số bài hát vui nhộn vào bài học để thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn thấy con vẫn chưa thực sự hứng thú, hãy thảo luận với giáo viên để đưa ra những lựa chọn phù hợp hơn với sở thích cá nhân của bé.
Chẳng hạn, việc chọn một bài hát từ bộ phim yêu thích, chương trình truyền hình, trò chơi điện tử hoặc vở nhạc kịch mà trẻ thích để giúp trẻ thấy việc tập luyện piano là một phần của thế giới giải trí.
5. Sử dụng công nghệ hỗ trợ
Việc sử dụng công nghệ trong quá trình học đàn piano cũng là một cách hiệu quả để việc học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Bạn hãy thử tìm hiểu và sử dụng các ứng dụng học đàn piano trên thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính bảng,…).
Ví dụ, đàn piano điện Casio PX-S5000 đi kèm với những ứng dụng và tính năng có thể điều khiển trên máy tính bảng, từ các trò chơi giáo dục âm nhạc cho đến các bài học tương tác, giúp bé học, chơi và khám phá âm nhạc.
Nếu bạn không có máy tính bảng hoặc đàn piano điện, bạn có thể quay video, ghi âm lại buổi luyện tập của trẻ. Sau đó cho trẻ nghe lại các bản ghi âm để trẻ phân tích và hiểu được những gì cần cải thiện, từ đó học hỏi và phát triển kỹ năng.
6. Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ
Để giúp con bạn không chỉ giỏi về mặt kỹ thuật mà còn phát triển được khả năng sáng tạo, bạn nên cho bé có cơ hội tự do khám phá khi học chơi piano. Một cách làm hay là khuyến khích bé thử sức với việc tự đệm đàn hoặc sáng tác những bản nhạc nhỏ của chính mình.
Nếu bạn thấy bé thích thú với việc này, hãy dành ra một ngày trong tuần để bé chỉ tập trung vào việc sáng tạo, thay vì luyện tập piano theo cách thông thường. Điều này làm mới mẻ quá trình học tập, giúp bé phát triển khả năng tư duy và sáng tạo.
7. Làm gương cho trẻ
Để truyền cảm hứng cho con bạn trong việc học đàn piano, bạn có thể là tấm gương tuyệt vời, bằng cách dành thời gian mỗi tuần để chơi những tác phẩm piano yêu thích của bạn. Bạn có thể biến hoạt động này thành một sự kiện gia đình, mời các con ngồi nghe hoặc nhảy theo nhạc.
Chỉ cần việc bạn chơi đàn trong nhà cũng có thể khích lệ các con bạn muốn thử sức mình với nhạc cụ này. Khi thấy bạn đam mê và thưởng thức âm nhạc, các bé sẽ cảm nhận được niềm vui mà âm nhạc mang lại và muốn được chia sẻ cảm xúc ấy.
8. Kiên nhẫn và sẵn sàng hỗ trợ trẻ khi cần
Trong quá trình học chơi đàn piano của trẻ, điều quan trọng là bạn cần hiểu được rằng: trẻ sẽ tiến bộ từ từ và mỗi trẻ sẽ có tốc độ học tập riêng. Hãy kiên nhẫn và luôn sẵn sàng hỗ trợ cũng như khích lệ con bạn.
Sự kiên nhẫn không chỉ giúp bạn duy trì thái độ tích cực mà còn truyền đạt được tinh thần này cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương trong suốt quá trình học.
Kết luận
Tóm lại, thay vì xem xét mỗi buổi luyện piano như một thành công hoặc thất bại, bạn nên có một cái nhìn toàn diện, hướng tới lâu dài. Việc giữ cho các buổi tập luyện piano luôn tích cực và thú vị sẽ mang lại trải nghiệm tốt đẹp hơn cho con bạn, từ đó nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc mà trẻ sẽ mang theo suốt đời.
Học chơi piano có thể là một hành trình thú vị và bổ ích cho trẻ em. Với sự hỗ trợ và khuyến khích đúng đắn từ phía cha mẹ, cùng với việc áp dụng những mẹo trên, trẻ không chỉ có thể phát triển kỹ năng âm nhạc mà còn có thể học hỏi được nhiều bài học giá trị khác trong cuộc sống.
Nếu có thắc mắc về bài viết hoặc có khó khăn trong việc hướng dẫn trẻ học piano. Đừng ngần ngại để lại bình luận, Việt Thanh Music Center sẽ giúp bạn.
Thông tin người gửi
Chưa có bình luận nào !