Tổng hợp các bộ phận có trên đàn violin

Đàn violin còn được gọi là vĩ cầm, xuất hiện ở châu Âu vào khoảng thế kỷ 16. Đằng sau mỗi nốt nhạc du dương phát ra từ violin là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều bộ phận, mỗi chi tiết có trên violin đều đóng vai trò quan trọng. Vậy đàn violin có những bộ phận nào? cấu tạo của đàn violin ra sao? Hãy cùng Việt Thanh Music Center tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

cau tao dan violin

Scroll

scroll
Scroll đàn violin

Scroll của đàn violin nằm ở phần đầu của cây đàn và chỉ là một phần trang trí, có hình dạng giống như xoắn ốc và thường được điêu khắc tinh xảo. Trước đây, scroll có thể có những họa tiết phức tạp như hình ảnh động vật hoặc những mẫu trang trí phong phú khác, thể hiện sự khéo léo và nghệ thuật của người thợ làm đàn.

Khóa vặn lên dây (pegs) và hộp chốt (pegbox)

khoa van len day va hop chot
Các khóa vặn lên dây (tuning pegs) và hộp chốt (pegbox) đàn violin

Các khóa vặn lên dây (tuning pegs) và hộp chốt (pegbox) của đàn violin nằm ở phía đầu đàn violin – ngay dưới scroll. Dây đàn được cài vào các khóa vặn lên dây trong hộp chốt. Dây violin được gắn vào một lỗ trên các khóa vặn lên dây và quấn quanh.

Ngoài việc điều chỉnh cao độ của dây đàn bằng tuning pegs bạn còn có thể sử dụng các fine tuners hoặc adjusters ở phần đuôi của đàn violin.

Dây đàn (strings)

Dây đàn violin
Dây đàn violin

Các dây đàn trên đàn violin được gọi là “strings” và được điều điều chỉnh thành G, D, A, E từ dây thấp nhất đến dây cao nhất.

Có nhiều thương hiệu dây đàn violin khác nhau. Dây đàn violin giá rẻ thường khó điều chỉnh, khó chơi, dễ gãy hoặc giãn ra. Các dây đàn quá đắt tiền thường chỉ phù hợp với những người chơi chuyên nghiệp và có thể có giá lên đến vài triệu một bộ, nhưng sẽ cho ra âm thanh tuyệt vời.

Hầu hết các loại dây đàn violin dành cho học sinh, người mới bắt đầu được làm từ lõi tổng hợp hoặc lõi thép, được quấn bằng các kim loại khác nhau để đạt được âm thanh phong phú và dễ chơi.

Cần đàn (neck)

Cần đàn violin
Cần đàn violin

Cần đàn (neck) của cây đàn violin nằm ở phía sau phím đàn và có màu gỗ giống như phần thân chính của đàn violin. Cần đàn chịu sức căng từ dây đàn và là một bộ phận cứng cáp của đàn violin.

Mặt cần đàn (fingerboard)

mat phim dan violin
Mặt cần đàn hay còn gọi là bàn phím đàn violin

Mặt cần đàn (fingerboard) là bề mặt màu đen nhẵn được gắn chặt lên phía trên của cần đàn đàn violin. Đây là nơi mà bạn đặt các ngón tay để tạo ra âm thanh khi chơi đàn. Mặt cần đàn không chỉ giúp điều khiển độ cao của các dây đàn mà còn là một phần không thể thiếu trong kỹ thuật chơi đàn, đóng vai trò quan trọng trong việc phát ra các nốt nhạc và cho phép trượt ngón linh hoạt.

Thân đàn (body)

Thân đàn violin đang trong quá trình chế tác
Thân đàn violin đang trong quá trình chế tác

Thân đàn là bộ phận chính của đàn violin, thường được làm bằng gỗ. Các loại gỗ chính được sử dụng trong chế tác đàn violin bao gồm gỗ maple, gỗ spruce, gỗ ebony, gỗ boxwood, gỗ willow và gỗ rosewood. Chất liệu gỗ làm đàn violin càng tốt thì cho âm thanh càng hay.

Thân đàn violin gồm mặt trước (top) mặt bên (ribs) và sau (back), các mặt được dán bằng keo, có thể sử dụng gỗ nguyên khối hoặc gỗ ép, tùy thuộc vào nhà sản xuất.

Cột âm (sound post)

Đưa cột âm qua lỗ F vào trong đàn violin
Đưa cột âm qua lỗ F vào trong đàn violin

Cột âm (sound post) là một thanh tròn nằm dọc từ mặt trước đến mặt sau bên trong đàn violin, bộ phận này đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra âm thanh của đàn. Để thấy cột âm, bạn cần nhìn qua lỗ f (f-hole) của đàn violin. Cột âm mỏng hơn một chút so với cây bút chì.

Cột âm không chỉ là yếu tố quan trọng để tạo ra âm thanh tốt mà còn giúp duy trì cấu trúc của đàn, chịu áp lực từ độ căng của dây đàn.

Lỗ F (F-Holes)

lo f tren dan violin
Lỗ F trên đàn violin

Lỗ F là các khe hở có hình dạng cong đặc trưng nằm ở mặt trước của đàn violin. Chức năng chính của lỗ F là cho phép âm thanh phát ra từ thân đàn. Những lỗ này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng phát âm của đàn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh luồng không khí và sự rung động bên trong thân đàn.

Trên đàn violin điện, bộ thu âm (pickup) thường được gắn vào một trong những lỗ F. Bộ thu âm này giúp chuyển đổi rung động âm thanh thành tín hiệu điện, sau đó được truyền tới ampli để khuếch đại âm.

Thiết kế và vị trí của lỗ F cũng ảnh hưởng đến các đặc tính âm thanh của đàn violin, bao gồm âm lượng, độ vang và màu sắc âm thanh. Vì vậy, việc chế tác và cắt lỗ F đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao từ người làm đàn.

Ngựa đàn (Bridge)

Ngựa đàn violin
Ngựa đàn violin

Ngựa đàn trên đàn violin là một bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh và khả năng chơi nhạc. Một ngựa đàn được lắp đặt chính xác sẽ giúp bạn thể hiện phong cách âm nhạc của mình một cách tốt nhất. Trên thực tế, các phong cách chơi khác nhau có thể yêu cầu những kiểu ngựa đàn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về âm thanh và kỹ thuật.

Ngựa đàn violin có các rãnh nhỏ được cắt tỉ mỉ để giữ các dây đàn ở đúng vị trí. Dây cao nhất, vốn rất mỏng, thường được đặt trên một ống nhựa nhỏ để ngăn chặn việc bị đứt hoặc bị cắt bởi gỗ của ngựa đàn. Điều này không chỉ bảo vệ dây đàn mà còn đảm bảo rằng âm thanh được truyền tải một cách hiệu quả và chính xác.

Ốc chỉnh dây (Fine Tuners)

oc chinh day violin
Ốc chỉnh dây (Fine Tuners) đàn violin

Các nghệ sĩ chuyên nghiệp thường tránh sử dụng ốc chỉnh dây vì họ có kinh nghiệm và tự tin vào chất lượng của dây đàn. Tuy nhiên, hầu hết các nhạc cụ dành cho học sinh đều có bộ phận này, giúp cho những người mới học có thể rèn luyện kỹ năng để “nghe” và lên dây đúng cách.

Ốc chỉnh dây nằm ở cuối dây đàn, trên nút chốt dây (tailpiece). Ốc chỉnh dây hoạt động như một chiếc ốc vít, chỉ cần xoay nhẹ là có thể điều chỉnh độ căng của dây. Mặc dù lý tưởng nhất là có đủ bốn ốc chỉnh cho bốn dây, nhưng cũng có thể chỉ sử dụng một hoặc hai ốc tùy theo yêu cầu.

Ốc chỉnh dây giúp việc lên dây trở nên dễ dàng hơn. Rất tốt cho những người mới học, vì người mới thường chưa có đủ kỹ năng và cảm nhận âm thanh để sử dụng các khóa vặn lên dây (tuning pegs) một cách chính xác.

Chốt mắc dây (Tailpiece)

chot mat day violin
Chốt mắc dây (Tailpiece) đàn violin

Chốt mắc dây (Tailpiece) nằm ở phần cuối của đàn violin, cùng với chốt đuôi, giữ các dây đàn ở đúng vị trí. Ốc chỉnh dây (fine tuners) thường được gắn trên chốt mắc dây, giúp bạn dễ dàng điều chỉnh độ căng của dây.

Kê cằm (Chinrest)

ke cam violin
Kê cằm (Chinrest) của đàn violin

Chinrest, hay còn gọi là kê cằm, được gắn vào thân đàn violin, thường ở bên trái của ngựa đàn (bridge). Bộ phận này hỗ trợ giữ đàn, giúp giảm căng thẳng và mỏi cơ cổ, đồng thời tạo sự thoải mái khi chơi đàn trong thời gian dài.

Có nhiều loại chinrest khác nhau về hình dạng và vị trí gắn trên đàn để phù hợp với sở thích và cấu trúc cơ thể của từng người chơi.

Việc chọn chinrest phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo tư thế chơi đàn đúng và tránh các vấn đề về sức khỏe như đau cổ, vai và cánh tay.

Kết luận

Tóm lại, mỗi bộ phận trên đàn violin đều giữ chức vụ riêng biệt, góp phần tạo nên âm thanh du dương của đàn violin. Không chỉ có thể tạo ra âm thanh violin còn có các chi tiết trang trí đẹp mắt, cho thấy tay nghề chế tác của thợ làm đàn.

Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về đàn violin, đừng ngần ngại liên hệ Việt Thanh Music Center. Để lại bình luận hoặc gọi đến số 0909046613 – 0938809307 – 0903864264.